Cách làm sashimi tại nhà với hương vị “chuẩn” Nhật Bản

Cách làm sashimi tại nhà với hương vị chuẩn Nhật Bản, bạn đã biết chưa? Sashimi là một trong những món ăn tinh hoa của đất nước mặt trời mọc, được cả thế giới biết đến và ưa chuộng. Mang đến hương vị vừa thanh mát, béo ngậy, vừa ngọt thịt, thơm mềm; đánh thức mọi giác quan khi thưởng thức.

Làm sashimi chuẩn Nhật không còn khó khăn nữa khi đã có 4 bước làm dưới đây. Cùng Duy Linh Food tìm hiểu ngay nhé!

Bước 1: Cách làm sashimi tại nhà – lựa chọn nguyên liệu

Bạn có thể sử dụng hầu như bất kỳ loại cá nào cho sashimi, nhưng hai trong số đó phổ biến nhất là cá hồi và cá ngừ. Bên cạnh đó là sò đỏ, cá trích ép trứng, bạch tuộc, tôm,…

+ Cách chọn cá hồi tươi

Bạn có thể mua những miếng cá hồi đã được fillet sẵn tại các cửa hàng, đơn vị phân phối cá hồi tươi ngon. Hoặc nếu bạn sẽ chuẩn bị khá nhiều sashimi cá hồi cho cá gia đình thì bạn có thể mua cá hồi Nauy nguyên con tại các cơ sở phân phối chính hãng.

Để chọn cá hồi tươi, hãy kiểm tra: độ ẩm và độ sáng bóng trên da cá hồi; thịt chắc chắn khi chạm vào, phảng phất hương vị của biển cả.

+ Cách chọn cá ngừ tươi

Cá ngừ tươi có màu đỏ (gần giống với màu thịt bò). Thịt cá càng trong thì độ tươi ngon càng giảm. Không bị dập nát, hoặc không bị biến đổi màu. Khi nhấn vào da cá có độ đàn hồi thì đó là cá tươi. Không bị chảy nước và không có tình trạng thịt cá bị bở.

Các sản phẩm dùng khác dùng cho sashimi như sò đỏ, bạch tuộc, cá trích ép trứng, … bạn

nên lựa chọn các cơ sở cung cấp chính hàng. Để đảm bảo chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Chọn lá tía tô

Các lá phải đều tăm tắp, không có lá nào lạ. Lá tía tô không rách, nát và được thu hoạch vào đúng ngày. Không bị cứng do quá già, hoặc không quá mềm vì còn non.

+ Chọn củ cải

Củ cải dùng trong món sashimi thường là củ cải trắng. Được thái chỉ hoặc bào thành sợi. Bạn cần lựa chọn những củ còn tươi, mới, không bị héo và xốp bên trong. Để khi ăn có hương vị bạc hà hấp dẫn.

+ Chọn gừng hồng

Gừng hồng chuẩn Nhật Bản là những lát gừng tươi, mỏng được ngâm với giấm và đường. Chúng có màu hồng nhạt và được đóng gói cùng nước để bảo quản.

+ Cách chọn nước tương

Nước tương dùng trong món sashimi cần phải là của Nhật Bản để bạn có thể thưởng thức món ăn một cách chuẩn vị nhất. Một số loại nước tương Nhật Bản được dùng phổ biến khi ăn sashimi như Shoyu, Kikkoman, Yamamori, …

+ Cách chọn mù tạt xanh (wasabi)

Bạn nên lựa chọn wasabi chính hãng của Nhật Bản thay vì của Trung Quốc. Wasabi của Nhật Bản ít cay và xộc lên mũi hơn wasabi của Trung Quốc.

Chúng có dạng kem, không bị quá đặc hoặc quá loãng.

Bạn cũng có thể thêm một chút rong biển ăn cùng sashimi như rong biển tươi hoặc rong lá, snack rong biển.

Bước 2: Cách làm sashimi tại nhà: sơ chế nguyên liệu

Các nguyên liệu của món sashimi không cần sơ chế phức tạp. Tuy nhiên một điều đặc biệt chú ý đó là các nguyên liệu tươi sống phải đảm bảo vệ sinh. Chúng không được tiếp xúc với các bề mặt chưa được làm sạch, chứa nhiều vi khuẩn.

Thịt cá dùng trong món sashimi không cần rửa qua nước. Vì nếu làm như vậy sau khi ăn bạn sẽ dễ bị đau bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lá tía tô: chọn những lá to, không bị sâu, rách. Sau đó rửa sạch và để ráo nước

Của cải trắng: rửa sạch và bào sợi nhỏ

Bước 3: Thái lát Sashimi

Dùng một con dao sắc, nhọn, có lưỡi dao dài khoảng 20-25 cm. Bạn phải đảm bảo rằng dao của bạn sắc để cắt lát sashimi đúng cách và đẹp mắt.

Nếu tại nhà đã có sẵn dao thì bạn nên mài thật sắc trước khi cắt lát sashimi.

Tránh sử dụng dao đã bị mẻ, có hình răng cưa. Điều này sẽ làm miếng cá hồi bị rách và nát thịt. Điều quan trọng là bạn phải cắt rời từng lát cá trong một chuyển động dao duy nhất và giữ cho bề mặt lát cắt càng mịn càng tốt.

Nếu miếng cá còn da, bạn cần lọc lớp da đó trước khi thái lát.

Bạn có thể lựa chọn một trong hai kỹ thuật dùng dao Nhật để thái lát sashimi sau:

+ Hira-zukuri: thái lát hình chữ nhật

Đây là kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng để thái lát sashimi. Nếu bạn thuận tay phải, bạn nên thái lát bắt đầu từ phía bên phải của miếng cá.

Bề mặt dao vuông góc với bề mặt thớt. Bắt đầu dùng phía mũi dao đặt lên miếng cá, sau đó thái xuống. Động tác dứt khoát để miếng cá mịn và không bị nát.

Độ dày của miếng cá phi lê theo kỹ thuật này thường là 0,5 đến 1cm.

+ Usu-zukuri: thái lát mỏng

Nếu bạn thuận tay phải, bạn có thể bắt đầu thái lát từ bên phải và dao hơi nghiêng về bên trái. Hoặc thái lát từ bên trái và dao hơi nghiêng về bên phải.

Cắt theo chuyển động ngang một đường duy nhất. Những lát cá mỏng có bề mặt rộng khoảng 2,5cm; dài khoảng 4cm.

Bạn có thể lựa chọn cách thái lát sashimi nào cũng được. Nhưng mục đích quan trọng là những lát sashimi có những đường vân mỡ giống nhau, kích thước đồng đều. Điều này tạo nên sự sắp xếp đẹp mắt, những hình ảnh thỏa mãn thị giác của người thưởng thức.

Bước 4: Trang trí món sashimi của bạn

Chuẩn bị một chiếc đĩa lớn. Phía dưới cùng là một chút củ cải bào. Đặt một hoặc hai chiếc lá tía tô lên, sau cùng thì đặt những lát sashimi ở ngoài cùng. Không thể thiếu mù tạt xanh bên cạnh những lát sashimi.

Gừng hồng bạn nên để nguyên nước trong khi ăn để giữ được màu sắc và hương vị của nó. Thêm một chút nước tương vào bát để bên cạnh.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước làm sashimi đơn giản tại nhà. Cùng chia sẻ kinh nghiệm và bí quyết làm sashimi của bạn với Duy Linh Food nhé.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để đặt mua cá hồi Nauy tươi ngon, bổ dưỡng cho gia đình bạn!

Hotline: 0988 23 58 01

DUY LINH FOOD – TÂM SẠCH CHO THỰC PHẨM SẠCH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *